Logo Header
  1. Môn Toán
  2. bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Nội dung bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Tài liệu gồm 07 trang, được biên soạn bởi Ths. Hoàng Minh Quân (giáo viên Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội), bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

Trong chương trình toán THPT, các bài toán về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng tuy không mới. Song, nó vẫn mang tính thời sự trong các bài kiểm tra định kì, các kì thi học sinh giỏi, kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông hằng năm. Bài viết sau đây khai thác một hướng tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng với mặt phẳng.

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Định nghĩa: Cho đường thẳng a và mặt phẳng (a). Góc giữa đường thẳng a và hình chiếu a’ của nó trên mặt phẳng (a) được gọi là góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng (a).

1.2. Các xác định góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng (a).

Cách 1:

+ Bước 1. Tìm O = a giao (a).

+ Bước 2. Lấy A thuộc a và dựng AH vuông góc (a) tại H . Khi đó (a;(a)) = (a;a’) = AOH.

+ Bước 3. Tính số đo của góc AOH. Chú ý: 0 =< (a;(a)) =< 90.

Cách 2: Tính gián tiếp theo một trong hai hướng sau:

+ Hướng 1: Chọn một đường thẳng d // a mà góc giữa d và (a) có thể tính được. Từ đó ta có: (a;(a)) = (d;(a)).

+ Hướng 2: Chọn một mặt phẳng (b) // (a) mà góc giữa a và (b) có thể tính được. Từ đó ta có: (a;(a)) = (a;(b)).

Tuy nhiên việc xác định hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chính vì vậy, việc đưa ra một cách tiếp cận khác là sử dụng khoảng cách để tính góc giữa đường thẳng với mặt phẳng nhằm khắc phục khó khăn đó.

1.3. Định hướng tiếp cận: Cho đường thẳng a và mặt phẳng (a). Để tính góc x giữa đường thẳng a và mặt phẳng (a), ta tiếp cận thông qua ý tưởng đơn giản khác như sau:

+ Bước 1: Tìm O = a giao (a).

+ Bước 2: Tính sinx = d(A;(a))/OA.

Cách tiếp cận này thích hợp cho học sinh nắm chắc việc tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Sau đây chúng tôi đưa ra một số ví dụ minh hoạ với lời giải theo hướng tiếp cận sử dụng khoảng cách để tính góc giữa đường thẳng với mặt phẳng.

2. Ví dụ minh họa

2.1. Áp dụng cho các bài toán khối chóp.

2.2. Áp dụng cho các bài toán khối lăng trụ.

2.3. Bài tập tự luyện.

Chia sẻ và giới thiệu thông tin bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng mới nhất

bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng đã chính thức diễn ra. Môn Toán là một trong những môn thi quan trọng, đánh giá năng lực toán học của các học sinh trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo của hành trình học tập.

Trang web MonToan.vn đã nhanh chóng cập nhật và chia sẻ đề thi chính thức môn Toán trong chuỗi Quan Hệ Vuông Góc Trong Không GianToán 11. Không chỉ cung cấp đề thi, MonToan.vn còn đưa ra đáp án và lời giải chi tiết bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, giúp các thầy cô giáo, các em học sinh và các bạn học sinh có thể dễ dàng kiểm tra kết quả và phân tích cách giải.

Việc chia sẻ đề thi chính thức và lời giải chi tiết bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo để giảng dạy, giúp các em học sinh có thể tự đánh giá năng lực của bản thân và tìm ra những điểm cần cải thiện. Đồng thời, việc này cũng giúp các bạn học sinh lớp dưới có thể tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tương lai.

File bàn về một cách tiếp cận khác cho bài toán tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng PDF Chi Tiết